Giới thiệu

Giới thiệu về tế bào gốc và những công dụng, ứng dụng của chúng mang đến cho cơ thể chúng ta cũng như đối với y học hiện nay. Sự phát triển không ngừng ấy mang lại cơ hội tìm ra câu trả lời cho các liệu trình điều trị bệnh lý nguy hiểm cũng như hi vọng về phương pháp chống lão hóa một cách toàn diện nhất.

Giới thiệu sơ lược về tế bào gốc

Tế bào gốc là các tế bào chưa bị biệt hóa, có khả năng tự tái tạo và phân chia. Trong điều kiện nhất định, tế bào gốc có thể biệt hóa thành các tế bào gốc có chức năng chuyên biệt giống như tế bào gốc cơ tim, tế bào gốc tuyến tụy, tế bào gốc da, tế bào gốc máu…

tế bào gốc

tế bào gốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể

Điểm đặc biệt của tế bào gốc là khả năng tạo ra bất kỳ tế bào chuyên biệt cả việc tự tạo ra tế bào gốc và tạo ra tế bào mới. Mỗi khi cơ thể gặp vấn đề về sức khỏe tế bào gốc là nơi cung cấp tế bào mới cho sửa chữa hoặc thay thế tế bào mới. Ngoài ra tế bào gốc cũng góp phần ngăn chặn quá trình lão hóa nhờ vào công dụng tuyệt vời của nó.

Giới thiệu Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc

Đối với nguồn gốc tế bào gốc người ta thường chia thành 4 dạng chính là tế bào gốc phôi lấy trong giai đoạn phôi bào 6-7 tháng, tế bào gốc thai từ những trường hợp hủy thai, tế bào gốc từ cuống rốn và máu lúc sinh và tế bào gốc từ các mô của người trưởng thành.

Tế bào gốc phôi

Các tế bào này được lấy từ khối tế bào bên trong phôi nang. Đây là các tế bào chưa biệt hóa, có tiềm năng ứng dụng cực kỳ lớn vì có thế phát triển thành hầu hết tất cả các tế bào trong cơ thể.

Tế bào gốc thai

Tế bào gốc thai được phân lập từ tổ chức thai của các thai bị nạo phá, các tế bào này cũng có tiềm năng giống như tế bào gốc phôi cũng khả năng phát triển thành bất kỳ tế bào cơ quan chuyên biệt của cơ thể.

Tế bào gốc nhũ nhi

Là các tế bào được phân lập từ cơ thể của trẻ sơ sinh như dây rốn, nhau thai, má. Các tế bào này cũng có khả năng phát triển thành các bộ phận công dụng đa nange của nó giúp việc lấy tế bào gốc từ cuống rốn và máu được nhiều cha mẹ lựa chọn.

cuống rốn trẻ

tế bào gốc nhũ nhi có nhiều ở cuống rốn trẻ sơ sinh

Tế bào gốc trưởng thành

Các tế bào này hiếm và chiếm số lượng nhỏ được tìm thấy trong các mô cơ quan của cơ thể người trưởng thành như tủy xương, máu, da, não…Với công dụng chính là phục hồi và duy trì các mô bị tổn thương trong cơ thể chính vì vậy khả năng biệt hóa của nó kém hơn sơ với các loại tế bào kia.

Giới thiệu cách Phân loại tế bào gốc theo chức năng

Theo chức năng người ta còn chia thành tế bào gốc toàn năng và tế bào gốc đa năng. Tế bào gốc toàn năng có thể tạo ra các tế bào cơ quan chuyên biệt hay nói cách khác là một cơ thể riêng còn tế bào gốc đa năng không có khả năng tạo ra cơ thể mà chỉ tạo ra được hầu hết các tế bào.

Chức năng của tế bào gốc

Với việc có khả năng phân chia không giới hạn và khả năng tái tạo trong thời gian dài mà không bị biệt hóa tế bào gốc có thể tạo ra luôn các tế bào cơ quan chuyên biệt trong các điều kiện phù hợp.

Chức năng quan trong nhất của tế bào gốc là việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương trong cơ thể. Khả năng tự tái tạo và tạo ra các bộ phận chuyên biệt nên công nghệ tế bào gốc đang dẫn xu hướng chữa trị của tương lai.

Giới thiệu đến các khách hàng những ứng dụng tế bào gốc

Bệnh ung thư

Các bệnh lý nguy hiểm được hỗ trợ điều trị

Tế bào gốc hiện nay được ứng dụng vào nhiều liệu trình điều trị bệnh lý vô cùng hoàn hảo. Giới thiệu đến các bệnh lý hiện nay sử dụng tế bào gốc và điều trị như: bệnh thiếu máu, bệnh bại não, bệnh ung thư gan, đột quỵ, mỡ trong máu, loãng xương, thoái hóa khớp thoát vị đĩa đệm,…và đặc biệt đây được xem là niềm hi vọng cho các liệu trình chống lão hóa cơ thể